21:53, Thứ Ba, 19/11/2024     Lịch công tác   Thư điện tử   English

Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Đào tạo, tập huấn nhân rộng mô hình chăn nuôi gà HAH-VCN thương phẩm chứng nhận VietGAHP thuộc Dự án Khuyến nông Trung ương năm 2024 tại tỉnh Phú Thọ

Thứ sáu, 04/10/2024, 08:57

Thực hiện Kế hoạch triển khai Dự án Khuyến nông Trung ương năm 2024, từ ngày 24-27/9/2024, Trường Đại học Hùng Vương chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Sơn, UBND thị trấn Thanh Sơn và UBND các xã: Địch Quả, Võ Miếu, Văn Miếu, Hương Cần, Thắng Sơn và huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ tổ chức 02 lớp đào tạo, tập huấn nhân rộng mô hình: “Kỹ thuật chăn nuôi gà HAH-VCN thương phẩm chứng nhận VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”.

Tham dự lớp tập huấn có các giảng viên của Trường Đại học Hùng Vương; đại diện Lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện, Hội nông dân, UBND các xã và bà con nông dân được tập huấn.

Tập huấn chuyển giao Kỹ thuật chăn nuôi gà HAH-VCN thương phẩm theo VietGAHP cho nông dân thị trấn Thanh Sơn, xã Văn Miếu, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ

 

Tập huấn….. cho nông dân các xã: Địch Quả, Hương Cần, Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.

Tại chương trình, các chuyên gia, nhà khoa học đã phân tích và chỉ ra với xu thế hội nhập như hiện nay, để ổn định về giá cả cũng như đầu ra của sản phẩm thì người chăn nuôi cần hướng tới sản phẩm chăn nuôi có tiêu chuẩn, chất lượng, truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là một trong những điều kiện quan trọng để khẳng định được uy tín, chất lượng của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, Dự án cũng hướng dẫn người chăn nuôi cách thức liên kết giữa các nông hộ, tổ hợp tác với nhau và liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm một cách chặt chẽ để phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung bền vững.

ThS. Phan Thị Phương Thanh, Chủ nhiệm Dự án chia sẻ với các hộ chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi gà HAH-VCN theo VietGAHP mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các nhà khoa học Trường ĐH Hùng Vương chia sẻ với các hộ chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi và quy trình thú y cho gà HAH-VCN, quy trình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh giữa HTX/THT với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

Qua lớp tập huấn, các hộ chăn nuôi được truyền đạt các kiến thức lý thuyết, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, thực hành tại lớp học, bên cạnh đó các hộ chăn nuôi được tham quan thực tế và thực hành tại mô hình chăn nuôi của dự án tại tại xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Lớp tập huấn tham quan mô hình chăn nuôi tại xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn.

Thông qua những khoá tập huấn, các giảng viên và nhà khoa học của Nhà trường đã giúp các hộ dân nắm rõ kỹ năng chăn nuôi gà HAH-VCN chứng nhận VietGAHP, liên kết tiêu thụ sản phẩm; đồng thời giúp các hộ dân có cơ hội được tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, kinh doanh, mang lại giá trị cao về kinh tế, thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Phú Thọ.

Tin bài: Mai Anh (Phòng CTCT&HSSV)





HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN