01:29, Thứ Tư, 20/11/2024     Lịch công tác   Thư điện tử   English

Nghiệm thu đề tài cấp cơ sở: Giao lưu văn hoá Việt Nam - Hàn Quốc trong tiến trình lịch sử

Thứ năm, 11/01/2024, 11:59

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, tháng 12/2022, Việt Nam và Hàn Quốc đã nâng tầm quan hệ, trở thành Đối tác chiến lược toàn diện của nhau. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về lịch sử - văn hóa Hàn Quốc có một vai trò quan trọng góp phần tìm hiểu, thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Nhằm đánh giá đầy đủ và có hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến giao lưu văn hoá Việt Nam- Hàn Quốc trong tiến trình lịch sử, Trường Đại học Hùng Vương đã phê duyệt triển khai, giao Khoa KHXH&VHDL chủ trì, TS. Nguyễn Phương Mai làm chủ nhiệm thực hiện đề tài: “Giao lưu văn hoá Việt Nam- Hàn Quốc trong tiến trình lịch sử”.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích tính phổ biến, tất yếu của hiện tượng giao lưu, tiếp biến văn hóa và nhân tố khách quan, chủ quan đưa đến quá trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc. Phân tích đã khẳng định giao lưu văn hóa Việt Hàn là một quá trình, có sự kế thừa qua từng thời kì lịch sử, từ phong kiến đến hiện đại và là mối quan hệ hai chiều hết sức sâu sắc. Trên cơ sở hệ thống những sự kiện chính, đề tài làm rõ đặc điểm, ý nghĩa của quá trình giao lưu văn hóa Việt - Hàn. Qua đó có thể thấy sự tương đồng văn hóa là nền tảng đưa đến sự thấu hiểu, cảm thông đồng thời cũng là cơ sở để giao lưu văn hóa Việt – Hàn tiếp tục phát triển. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra triển vọng và thách thức của giao lưu văn hóa Việt – Hàn trong bối cảnh hiện nay, từ đó gợi mở một số vấn đề nhằm tiếp tục phát triển mối quan hệ đặc biệt này.

Hàn Quốc hiện là đối tác có nguồn vốn đầu tư trực tiếp lớn thứ hai vào Việt Nam, một số tỉnh thành có tỉ lệ FDI từ xứ sở kim chi chiếm đến 80%, trong đó có Phú Thọ. Bởi vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng việc mở rộng các hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc trên địa bàn tỉnh để tăng cường sự hiểu biết, tạo môi trường đầu tư thuận lợi đồng thời với đó việc định hướng mở ngành đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế địa phương của tỉnh Phú Thọ là yêu cầu cần thiết.

Đề tài được Hội đồng khoa học đánh giá, nghiệm thu với kết quả xếp loại Đạt. Nhóm đề tài và nhà trường mong muốn đẩy mạnh xây dựng mở ngành Hàn Quốc học hoặc Đông phương học.

Tin bài: Phòng KHCN, P. CTCT&HSSV





HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN